Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

VÌ SAO GỌI LÀ: CHIM CON, CHIM MÁ TRẮNG, CHIM BỔI LỠ, CHIM BỔI GIÀ RỪNG.



VÌ SAO NGƯỜI CHƠI CHIM CHÀO MÀO THƯỜNG GỌI LÀ: CHIM CON, CHIM MÁ TRẮNG, CHIM MÁ LỠ (BỔI LỠ), CHIM BỔI GIÀ RỪNG.

Chim con:
Là những chú chim còn con đang nằm trong ổ, muốn nuôi sống mình phải đút mồi cho chúng ăn ... Loại này rất dạng (có thể thả ra ngoài mà không sợ bay mất) và loại này rất thân với chủ nuôi, chúng thấy chủ là hót, múa. Nhưng để 1 chú chim chào mào con trở thành một chú chim chiến trên đấu trường thì không phải là chuyện đơn giản mà ai cũng làm được ...

Thứ nhất là do chim được nuôi từ con nên sẽ có nhiều tật như sợ lung tung, giọng không hay, dễ ngoái lộn, phá phách cắn bố, cắn lông ...


Thứ hai là chim ngay từ lúc còn nhỏ đã được chăm sóc chu đáo, nó không học được những bài học của quy luật tự nhiên, hay bản năng sinh tồn, nên thường thấy nhiều con chơi ở nhà rất hay, nhưng ra trường hoặc ra rừng gặp chim dữ nó dập 1 lần là bể ngay, ko dám chơi nữa, hoặc nếu có chơi thì nước chơi cũng không ổn định, bữa chơi bữa không mặc dù chế độ chăm sóc rất tốt.

Chim má trắng:
Là những chú chim mới lớn, chưa thay lông lần nào, giọng hót và vóc dáng của chim chưa được hoàn chỉnh. Những chú chim này ưu điểm là dễ thuần, không phải đút, phù hợp cho việc ép giọng. Có con nuôi lên chơi rất hay, lỳ và nết chơi bền nhưng tỷ lệ thấp, đa số là chơi lình xình, chơi không ổn định. Sau tầm khoảng 3 mùa thay lông thì mới có bản lĩnh để chơi đấu trường và đi thi. Những chú chim này cũng hay mắc các tật như chim nuôi từ con lên đó là ngoái, lộn, chơi bám lồng (ngựa non háu đá), cắn bố...
 
Chim má lỡ (bổi lỡ):
Là những chú chim mới lên tích (tách) đỏ mùa đầu tiên, cơ thể cũng đã trưởng thành nhưng kinh nghiệm sinh tồn tự nhiên cũng chưa nhiều, những chú chim loại này nếu chăm sóc tốt thì nhanh lên nhưng giọng không được hoàn chỉnh lắm, cũng dễ mắc các tật như má trắng và chim con. Thời gian thuần chim lâu hơn là nuôi từ má trắng một tí!

Chim bổi già rừng:
Là những chiến binh của rừng núi, đa số chim bổi già rừng là đã tách bầy, sống kẹp với 1 con mái và chiếm giữ một vùng lãnh thổ riêng (hay còn gọi là thung), con chim nào càng dữ thì lãnh thỗ chiếm giữ của nó càng rộng lớn.

Ưu điểm của việc nuôi chim chào mào bổi già rừng là một khi đã thuần được chim thì nước chơi của chim rất ổn định, khí phách của con chim đó hiên ngang, chẳng e ngại đối thủ nào, thích hợp cho chim đấu trường và thi thố... Tuy nhiên thời gian để thuần phục 1 chú chim bổi già rừng đến khi chơi tốt phải mất một khoảng thời gian khá dài, không có đam mê thì rất dễ nãn lòng. Nếu người nào thuần nhanh cũng mất thời gian khoảng 2 năm có khi cũng phải mất 3 đến 4 năm là chuyện bình thường.

Bài viết trên là những điều mình (ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com) đã tìm hiểu và tích góp kinh nghiệm sau một thời gian chơi chim chào mào.

 Thân ái!

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

CHỌN LỒNG NUÔI CHIM CHÀO MÀO

Lồng vuông:

Ưu điểm:
Lồng vuông đẹp, khi treo thì nhìn rõ con chim từ phong cách đến nước chơi, tránh được tật ngoái, lộn. Dễ giữ được bộ đuôi đẹp, sang qua lồng tắm dễ hơn. dọn phân tiện hơn.

Nhược điểm:
Giá thành cao, treo chim lên giàn nếu bị rơi sẽ hỏng hết hoa văn. Xách lồng đi chơi bằng xe máy khó hơn, khi treo lồng vuông lên giàn dễ bị gẫy các hoa văn.



 

Lồng tròn:
 
Ưu điểm:
Giá thành rẻ hơn, Lồng tròn làm bằng tre chắc chắn, treo chim lên rất chắc chắn. sửa chữa dễ. Xách lồng tròn đi chơi bằng xe máy rất tiện (có thể bỏ phía trước)

Nhược điểm:
Chim nhác thì khi nhảy đuôi bị tơi tả, dễ bị ngoái lộn, không thoáng bằng lồng vuông. Lồng tròn hay bị cong vênh. Thay bố lồng dễ bị xổng chim.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

CÁCH TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CHO CHIM CHÀO MÀO.

Bài viết Cách trị bệnh tiêu chảy cho Chim Chào Mào này  tôi (ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com) đã đọc trên Internet cũng khá lâu lắm rồi. Bài viết này nói về cách Trị bệnh tiêu chảy cho Chim Chào Mào rất hiệu quả mà tôi từng áp dụng và cải biến thêm cho đàn chim chào mào nhà mình và thấy hiệu quả của nó khá cao!

Hôm nay tình cờ ngồi đọc lại thấy khá hay mà có thể nhiều anh em đang chơi Chim Chào Mào chưa biết cách chữa trị này, nên mình xin cập nhật lên đây để chia sẽ cho những anh em nào chưa biết thì làm theo!

Thành phần: 

Thành phần thì rất đơn giản, dễ kiếm đó là quả Dứa (hay còn gọi là quả Thơm, quả Khóm theo cách gọi của từng vùng miền) Chúng ta chọn quả Dứa chín, gọt bỏ vỏ và mắt của nó đi và cho chim chào mào đang bị tiêu chảy ăn.

Đầu tiên chúng ta nên sang chim sang lồng tắm, sau đó vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, thay miếng lót lồng, tránh tình trạng lồng nuôi nhốt mất vệ sinh gây nên bệnh về đường tiêu hóa của chim, sau đó bỏ cóng nước uống ra, chỉ để lại cóng thức ăn là cám và để miếng Dứa vào cho chim ăn thay nước. (Dứa rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, nó có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.
Lưu ý: Cắm chặt miếng Dứa vào móc thức ăn, tránh trường hợp để miếng dứa rơi xuống đáy lồng, mất vệ sinh và đó chính là nguyên nhân gây nên bệnh về đường tiêu hóa.

Công dụng:
Bạn sẽ thấy công dụng trị bệnh tiêu hóa của miếng Dứa mang lại hiệu quả rất cao, ngay sau khi sử dụng cách này. Bạn vẫn tiếp tục cho chim ăn Dứa cho đến khi nào chim chào mào của mình khỏi bệnh hoàn toàn thì hãy ngưng. Thường nếu chim bị tiêu chảy nhẹ thì sau khoảng 2 đến 3 ngày là hết, còn nếu nặng lắm thì khoảng sau  5 ngày sử dụng bài là chim sẽ khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: Vì ta không bỏ nước cho chim uống nên khi miếng Dứa đó bị khô (mất nước) hoặc bị rơi xuống đáy lồng thì  phải thay ngay miếng Dứa khác ngay chứ không là chim không ăn và chim sẽ bị  mất nước và hậu quả nghiêm trọng hơn là hỏng chim hoặc có thể dẫn đến chim chết do cơ thể thiếu nước...

Một điều lưu ý nữa là đến chiều tối khi mang chim vào nhà cho chim đi ngũ, bạn nên bỏ cóng nước uống vào lồng, để đề phòng trường hợp sáng hôm sau có công việc đột xuất hay vì lí do gì đó, mà chúng ta không có thời gian bỏ thêm miếng Dứa khác mà chim đã ăn hết miếng Dứa cũ thì chim cũng có nước mà uống.



Trên đây là những trải nghiệm mà tôi ( ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com ) đã từng áp dụng và thấy nó mang lại hiệu quả rất cao trong việc trị bệnh tiêu chảy ở chim chào mào. Nếu chim nhà bạn bị tiêu chảy thì bạn nên làm theo cách này, đảm bảo chim của bạn sẽ hết tiêu chảy.


Thân chào!

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

CÁCH CHỮA TẬT NGOÁI CỔ Ở CHIM CHÀO MÀO


CÁCH CHỮA TẬT NGOÁI CỔ Ở CHIM CHÀO MÀO:
Tật ngoái cổ của chim chào mào là do chim bị nuôi ép trong lồng nhỏ (không gian hẹp), hoặc do treo lồng kẹp vào góc tường, và nhiều con do bản tính. Tật ngoái cổ phải được phát hiện sớm, một khi đã trở thành nết thì rất khó trị, xác xuất chữa thành công là rất thấp.

Thường khi phát hiện chim mắc tật ngoái cổ thì việc đầu tiên là sang nó qua 1 chiếc lồng lớn hơn, có 2 cầu cho chim nhảy lên xuống, không nên treo chim ở chỗ góc tường mà chúng ta cần phải treo ở nơi thoáng; nếu thoáng cả bốn hướng thì càng tốt.

Khi phát hiện có dấu hiệu chim có tật ngoái cổ thì tôi (ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com) thường cho chim vào lồng tập thể, đến khi nào thấy khi chim đứng trên cầu hoặc không bám vào nan lồng hoặc cổ không ngoái ra sau nữa thì mình sang chim về lồng cũ trở lại và tiếp tục theo dõi thêm 1 thời gian nữa xem chim đã hết hẵn tật ngoái chưa!

Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẽ cùng các bạn!

Thân ái!