VÌ SAO NGƯỜI CHƠI CHIM CHÀO
MÀO THƯỜNG GỌI LÀ: CHIM CON, CHIM MÁ TRẮNG, CHIM MÁ LỠ (BỔI LỠ), CHIM BỔI GIÀ
RỪNG.
Chim con:
Chim con:
Là
những chú chim còn con đang nằm trong ổ, muốn nuôi sống mình phải đút mồi cho chúng
ăn ... Loại này rất dạng (có thể thả ra ngoài mà không sợ bay mất) và loại này
rất thân với chủ nuôi, chúng thấy chủ là hót, múa. Nhưng để 1 chú chim chào mào
con trở thành một chú chim chiến trên đấu trường thì không phải là chuyện đơn
giản mà ai cũng làm được ...
Thứ
nhất là do chim được nuôi từ con nên sẽ có nhiều tật như sợ lung tung, giọng
không hay, dễ ngoái lộn, phá phách cắn bố, cắn lông ...
Thứ
hai là chim ngay từ lúc còn nhỏ đã được chăm sóc chu đáo, nó không học được những
bài học của quy luật tự nhiên, hay bản năng sinh tồn, nên thường thấy nhiều con chơi ở nhà rất hay, nhưng ra trường hoặc ra rừng
gặp chim dữ nó dập 1 lần là bể ngay, ko dám chơi nữa, hoặc nếu có chơi thì nước chơi cũng không ổn định,
bữa chơi bữa không mặc dù chế độ chăm sóc rất tốt.
Chim má trắng:
Là
những chú chim mới lớn, chưa thay lông lần nào, giọng hót và vóc dáng của chim
chưa được hoàn chỉnh. Những chú chim này ưu điểm là dễ thuần, không phải đút, phù hợp
cho việc ép giọng. Có con nuôi lên chơi rất hay, lỳ và nết chơi bền nhưng tỷ lệ
thấp, đa số là chơi lình xình, chơi không ổn định. Sau tầm khoảng 3 mùa thay lông thì
mới có bản lĩnh để chơi đấu trường và đi thi. Những chú chim này cũng hay mắc
các tật như chim nuôi từ con lên đó là ngoái, lộn, chơi bám lồng (ngựa non
háu đá), cắn bố...
Chim má lỡ (bổi lỡ):
Là
những chú chim mới lên tích (tách) đỏ mùa đầu tiên, cơ thể cũng đã trưởng thành
nhưng kinh nghiệm sinh tồn tự nhiên cũng chưa nhiều, những chú chim loại này
nếu chăm sóc tốt thì nhanh lên nhưng giọng không được hoàn chỉnh lắm, cũng dễ
mắc các tật như má trắng và chim con. Thời gian thuần chim lâu hơn là nuôi từ
má trắng một tí!
Chim bổi già rừng:
Là
những chiến binh của rừng núi, đa số chim bổi già rừng là đã tách bầy, sống kẹp với 1 con mái và chiếm giữ một vùng lãnh thổ riêng
(hay còn gọi là thung), con chim nào càng dữ thì lãnh thỗ chiếm giữ của nó càng
rộng lớn.
Ưu điểm của việc nuôi chim chào mào bổi già rừng là một khi đã thuần được
chim thì nước chơi của chim rất ổn định, khí phách của con chim đó hiên ngang, chẳng e ngại đối thủ nào, thích hợp cho chim
đấu trường và thi thố... Tuy nhiên thời gian để thuần phục 1 chú chim bổi già
rừng đến khi chơi tốt phải mất một khoảng thời gian khá dài, không có đam mê thì rất
dễ nãn lòng. Nếu người nào thuần nhanh cũng mất thời gian khoảng 2 năm có khi cũng phải mất 3
đến 4 năm là chuyện bình thường.
Bài viết trên là những điều mình (ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com) đã tìm hiểu và tích góp kinh nghiệm sau một thời gian chơi chim chào mào.
Thân ái!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét