Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

CÁCH TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY CHO CHIM CHÀO MÀO.

Bài viết Cách trị bệnh tiêu chảy cho Chim Chào Mào này  tôi (ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com) đã đọc trên Internet cũng khá lâu lắm rồi. Bài viết này nói về cách Trị bệnh tiêu chảy cho Chim Chào Mào rất hiệu quả mà tôi từng áp dụng và cải biến thêm cho đàn chim chào mào nhà mình và thấy hiệu quả của nó khá cao!

Hôm nay tình cờ ngồi đọc lại thấy khá hay mà có thể nhiều anh em đang chơi Chim Chào Mào chưa biết cách chữa trị này, nên mình xin cập nhật lên đây để chia sẽ cho những anh em nào chưa biết thì làm theo!

Thành phần: 

Thành phần thì rất đơn giản, dễ kiếm đó là quả Dứa (hay còn gọi là quả Thơm, quả Khóm theo cách gọi của từng vùng miền) Chúng ta chọn quả Dứa chín, gọt bỏ vỏ và mắt của nó đi và cho chim chào mào đang bị tiêu chảy ăn.

Đầu tiên chúng ta nên sang chim sang lồng tắm, sau đó vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, thay miếng lót lồng, tránh tình trạng lồng nuôi nhốt mất vệ sinh gây nên bệnh về đường tiêu hóa của chim, sau đó bỏ cóng nước uống ra, chỉ để lại cóng thức ăn là cám và để miếng Dứa vào cho chim ăn thay nước. (Dứa rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, nó có tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy.
Lưu ý: Cắm chặt miếng Dứa vào móc thức ăn, tránh trường hợp để miếng dứa rơi xuống đáy lồng, mất vệ sinh và đó chính là nguyên nhân gây nên bệnh về đường tiêu hóa.

Công dụng:
Bạn sẽ thấy công dụng trị bệnh tiêu hóa của miếng Dứa mang lại hiệu quả rất cao, ngay sau khi sử dụng cách này. Bạn vẫn tiếp tục cho chim ăn Dứa cho đến khi nào chim chào mào của mình khỏi bệnh hoàn toàn thì hãy ngưng. Thường nếu chim bị tiêu chảy nhẹ thì sau khoảng 2 đến 3 ngày là hết, còn nếu nặng lắm thì khoảng sau  5 ngày sử dụng bài là chim sẽ khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: Vì ta không bỏ nước cho chim uống nên khi miếng Dứa đó bị khô (mất nước) hoặc bị rơi xuống đáy lồng thì  phải thay ngay miếng Dứa khác ngay chứ không là chim không ăn và chim sẽ bị  mất nước và hậu quả nghiêm trọng hơn là hỏng chim hoặc có thể dẫn đến chim chết do cơ thể thiếu nước...

Một điều lưu ý nữa là đến chiều tối khi mang chim vào nhà cho chim đi ngũ, bạn nên bỏ cóng nước uống vào lồng, để đề phòng trường hợp sáng hôm sau có công việc đột xuất hay vì lí do gì đó, mà chúng ta không có thời gian bỏ thêm miếng Dứa khác mà chim đã ăn hết miếng Dứa cũ thì chim cũng có nước mà uống.



Trên đây là những trải nghiệm mà tôi ( ChimChaoMaoTPHCM@gmail.com ) đã từng áp dụng và thấy nó mang lại hiệu quả rất cao trong việc trị bệnh tiêu chảy ở chim chào mào. Nếu chim nhà bạn bị tiêu chảy thì bạn nên làm theo cách này, đảm bảo chim của bạn sẽ hết tiêu chảy.


Thân chào!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét